Tớ không biết cái Rubik thì là games offline hay online nữa (thoai, post đại ở đây luôn
), mong mọi người ủng hộ!!!
Bạn muốn giải rubik nhưng chưa tìm ra phương pháp.
Bạn search trên Google để tìm, nhưng kết quả không như bạn muốn.
Bạn post bài trên các diễn đàn, nhưng đa số họ không thể chỉ bạn cách giải.
Với tinh thần chia sẻ, mình sẽ hướng dẫn các bạn cách giải mà mình vẫn thừơng dùng. Đây là cách giải tệ nhất, nhưng ít ra thì nó dễ học nhất. Cách giải nguyên thủy của nó đưa ra rất nhiều trường hợp, vì thế, mình đã rút gọn các trường hợp lại, và đưa ra công thức.
Đọc hết bài viết:
+ Lần đầu làm quen với nó, bạn chỉ mất khoản 10 phút để hoàn tất.
+ Đảm bảo các bạn sẽ giải đựơc 100%.
+ Sau khi làm đi làm lại 5 lần, mình bảo đảm 95% các bạn sẽ thuộc công thức và các trường hợp của nó. (sẽ là 100% nếu bạn chú ý đến sự di chuyển.)
+ Sau vài lần thực hiện, mình đảm bảo bạn sẽ rút gọn được thời gian giải rubik xuống, dưới 5 phút.
->Dựa vào công thức, các bạn có thể rút gọn nó, và có cách giải nhanh hơn. Cái này là dựa vào kinh nghiệm trong quá trình thực hiện, nên mình cũng không biết làm sao để hướng dẫn cả, tùy vào các bạn thôi.
Chuẩn bị:
Ra chợ, mua 1 cái rubik thật tốt. Đồ lõm thì có 5K 1 cái đối với màu bằng giấy, 7K đối với màu bằng nhựa. ???K đối với hàng xịn. Giá tham khảo vào ngày 5/8/2008.
Khuyên: không có tiền thì mua 5 K, có tiền thì mua đồ xịn chừng vài chục K.
Lợi ích của việc mua hàng xịn: Nâng cao tốc độ xoay, không bị kẹt, bung, khi xoay các khối rubik rút ngắn thời gian thực hiện.
A – Sơ lược chút:
Rubik, trò chơi trí tuệ. Nếu bạn giải rubik qua bài viết này, thì chắc chắn nó không còn là trí tuệ nữa. Nhưng sẽ là trí tuệ nếu bạn biết cách biến đổi công thức. Rubik mà bạn đang dùng là loại 3x3x3, và tới bây giờ thì đã có các loại rubik cao cấp lên tới 5x5x5, 10x10x10, 1000x1000x1000 <- dĩ nhiên cái này là do máy tính giải. Và một số loại rubik khác như: rubik hình tròn, rubik hình tam giác … Và một loại rubik đã xuất hiện ở Việt Nam, là loại mà mình chẳng biết nó tên gì, đặc điểm của nó vốn giống như 1 rubik loại 3x3x3 thông thường. Nhưng khi xoay, nó sẽ mất đi hình lập phương ban đầu, và xoay một hồi, bạn sẽ không biết làm sao đưa nó về hình lập phương, chứ đừng nói tới việc làm đúng màu. Mình mua 2 cái, làm hoài hỏng được nên đập nát nó roài. Loại này là 25 K/ 2 cái. Giá ngày xửa ngày xưa.
B – Vào việc:
Nói nhiều cho mọi người biết chút chút về rubik, giờ ta bắt đầu vào việc. Đề nghị đọc hết bài.
Quy định các mặt: Rubik có 6 mặt và ta lần lượt quy định như sau:
1 - Mặt Chính (C): là mặt đối diện với mặt của bạn.
2 - Mặt Trái (T): là mặt bên trái.
3 - Mặt Phải (P): là mặ bên phải.
4 - Mặt Nắp (N): Ở trên cùng là mặt nắp.
5 - Mặt Đáy (D): dưới cùng là mặt đáy.
Lưu ý:
Các chữ trong ngoặc chính là ký hiệu mà bạn sẽ đụng chúng trong các công thức.
Nếu bạn mới bắt đầu giải, bạn nên dùng mặt chính(C) là mặt màu xanh lá cây, mặt nắp là mặt màu trắng.
Phải biết thay đổi mặt chính theo điều kiện, chứ không phải giữ mặt đó làm mặt chính hoài.
Công thức xoay:
(+): Dấu + là xoay theo chiều kim đồng hồ.
( - ): Dấu – là gì, hiểu roài đó.
( 2 ): Bình phương, hay gọi là 2, là xoay 180 độ, tức là xoay ½ vòng đó.
Tránh nhầm lẫn:
Xoay 1 vòng là xoay về vị trí cũ, xoay ½ vòng là xoay 180 độ, xoay 1 lần là xoay 90 độ. Đây là quy định của mình.
Bài tập thực hành: Giúp bạn làm quen với các mặt. Và làm quen với công thức, ai không muốn làm cũng được.
Bài 1: Làm quen với mặt
Nếu Xanh lá cây là mặt chính thì mặt Sau sẽ là màu gì ? (Xanh Dương)
Nếu Vàng là mặt đáy thì mặt chính là màu gì ? (Sao biết được)
Nếu đỏ là mặt trái, thì mặt đáy là màu gì ? (Màu Vàng)
Nếu màu cam là mặt phải thì mặt nắp sẽ làm màu gì ? (Màu Trắng)
Nếu D là màu xanh lá cây, C là màu trắng, thì N là màu gì ? (Xanh Dương)
Bài 2: Làm quen với công thức:
Bạn hãy xếp rubik sao cho được 1 mặt toàn màu trắng. Đừng nói không làm được à.
Sau khi làm các công thức sau, bạn sẽ vẫn giữ được màu trắng.
T – P + C + P – T + D2 P + T – C + P – T +
P – D 2 P + D + P – D + P +
P – D – P + D + T + D – P – D + P + T –
Nếu làm 1 trong các dãy trên mà bị mất màu trắng thì bạn đã sai
Đừng hỏi mặt chính là mặt nào.
Cẩn thận tránh nhầm (+ và -) vì (+) của mặt này sẽ xoay ngược với (+) của mặt đối của nó.
Quy định tầng
Thuật ngữ:
Một số từ dùng trong bài viết.
- Khối cạnh:
Những khối có màu chính là khối cạnh.
- Khối góc:
Cũng thế, những khối có màu chính là khối góc.
-Khối trung tâm:
- Đúng vị trí nhưng khác màu:
Cái này cũng dễ hiểu. Tức là vị trí của khối cạnh (khối góc) đã đúng vị trí đứng của nó. Chỉ màu sắc là không chính xác.
Khối góc mà bạn thấy ở hình trên chính là khối góc đúng vị trí nhưng không đúng màu.
- Hoàn tất phần 1, tới đây, các bạn đã có khá đầy đủ các khái niệm khi thao tác với rubik.
- Tiếp theo, ta sẽ tiến hành giải rubik. Đối với bài viết này, bạn sẽ giải rubik theo kiểu hoàn tất từng tầng một.
Giải quyết tầng 1:
Chắc không cần hướng dẫn chứ, tự các bạn phải biết cách hoàn tất phần này.
Vài gợi ý cho người mới bắt đầu:
- Các bạn xếp đúng màu cho mặt nắp, các khối cạnh và khối góc không cần đúng vị trí.
- Chọn 1 khối cạnh làm chủ, xoay mặt nắp cho nó giống màu với khối trung tâm ở tầng 2.
- Lần lượt tách từng khối cạnh chưa đúng vị trí và đưa nó về nhà.
- Tương tự cho khối góc, khối góc nào chưa đúng vị trí thì tách ra và đưa về đúng vị trí.
- Không nhất thiết phải tách cả 2 khối góc, khối cạnh ra rồi chèn khối góc, khối cạnh cần thiết vào, bởi khi bạn chèn vào nó sẽ tự động tách thằng kia ra.
- Xong hen, đối với người mới bắt đầu, không đựơc phép bỏ ra quá 1 phút 30 để hoàn tất nó.
Giải quyết tầng 2:
Phần này, chủ yếu là giải quyết cho các khối cạnh ở tầng giữa và đưa nó vào đúng vị trí ở tầng 2.
Bắt đầu sẽ có công thức ở phần này.
Ví dụ cụ thể, theo hình trên, ta sẽ tìm khối cạnh có màu (xanh dương – vàng) để đưa nó vào đúng vị trí.
Ở đây sẽ xảy ra 3 trường hợp.
Trường hợp 1:
- Nếu vị trí khối cạnh nằm như hình, và bạn muốn đưa nó lên tầng 2, ta theo công thức :
- Ta sẽ lấy mặt xanh dương là mặt chính (C)
D – P – D + P + D + C + D – C –
Theo công thức này, khối cạnh của bạn sẽ di chuyển lên tầng 2. Và vào đúng vị trí của nó.
Trường hợp 2:
- Trường hợp này là ngược với trường hợp 1 mà thôi, không có gì đáng kể cả.
- Lần này, màu vàng sẽ là mặc chính (C), và áp dụng công thức:
D + T + D – T – D – C – D + C +
Trường hợp 3:
Trường hợp này, khối cạnh mà bạn cần đã đúng vị trí, nhưng lại trái màu, vì thế, bạn chỉ cần áp dụng 1 trong 2 công thức trên để đẩy khối cạnh này ra và đưa nó về trường hợp 1 hoặc 2 để đưa nó lên lại.
Cứ thế, bạn sẽ hoàn tất tầng 2, và bạn chỉ có tối đa 1 phút 30 giây để hoàn tất nó.
Để chứng minh tài năng của mình, bạn hãy thử tìm ra công thức để giải quyết trường hợp này mà không cần đưa nó về trường hợp 1 hoặc trường hợp 2.
Giải quyết tầng 3:
Khó đấy nhé, nhưng đọc bài viết này bạn sẽ thấy dễ vô cùng.
Nếu là công thức nguyên thuỷ trong các tờ giấy hướng dẫn khi bạn mua rubik bạn sẽ có tới 6 trường hợp với 6 công thức dài ngoằn, ở đây, mình đã rút gọn lại hết.
Tới đây, hẳn là các bạn đã xác định được mặt nắp (N) của mình. Và bây giờ ta chủ yếu thao tác trên mặt đáy (D). Lưu ý, mặt nắp luôn là mặt cố định.
Nên xem kỹ hình và chú thích để tránh lầm lẫn.
Ở mặt đáy, các bạn chỉ cần tìm cho mình chữ L ngược như hình sau:
Hình trên chính là mặt đáy (D), các ô còn lại là màu gì không cần biết, miễn là được chữ L ngược.
Nếu không được như hình trên, bạn chỉ việc làm công việc sau:
Mặt nắp sẽ là mặt cố định, bạn chọn bất kỳ 1 mặt(trừ mặt đáy) để làm mặt chính (C) và thực hiện theo công thức sau:
P – D 2 P + D + P – D + P +
Lúc này, ở mặt đáy sẽ xuất hiện cái bạn cần, và bạn chỉ việc đưa nó về đúng dạng trên.
Theo hình dưới đây, bạn lấy mặt có tâm màu xanh dương làm mặt chính (C)
Và dùng công thức sau:
T – P + C + P – T + D 2 P + T – C + P – T +
Kết quả ở mặt đáy sẽ là:
Nếu may mắn, khi hoàn tất phần 2, bạn sẽ rơi ngay vào trường hợp này.
Tới đây, chỉ tính riêng tầng 3, ta chỉ còn 4 khối cạnh và 1 khối góc.
Các bạn thực hiện việc xếp khối cạnh cho đúng vị trí và đúng màu. Sau đó ta sẽ tiến hành xếp khối góc.
Xếp khối cạnh:
Bạn xoay mặt đáy để đưa các khối cạnh về đúng vị trí, hoặc ít nhất 1, hoặc 2 khối cạnh về đúng vị trí.
Điều này luôn luôn xảy ra, và bạn luôn tìm thấy ít nhất 1 khối cạnh đúng màu đúng vị trí.
Lúc này ta dùng mặt phía trên của khối cạnh này để làm mặt chính (C). Ai không hiểu thì xem hình.
Lúc này, ta dùng mặt có màu xanh dương là mặt chính(C), mặt nắp(N) vẫn cố định.
Và dưới đây là công thức di chuyển các khối cạnh, dĩ nhiên, khối cạnh chính được khoanh tròn ở hình trên sẽ không bị thay đổi vị trí.
P – D 2 P + D + P – D + P +
Kiểm tra xem 3 khối cạnh còn lại đã đúng vị trí chưa. Nếu chưa, đừng hoảng, làm tiếp công thức trên
với mặt chính vẫn là mặt có màu xanh dương.
Thế là các khối cạnh đã đúng vị trí rồi đó.
Xếp khối góc:
- Việc đầu tiên, bạn hãy tự tìm xem đã có khối nào đúng vị trí chưa,( đúng màu thì càng tốt).
- Nếu có, bạn chọn nó là khối góc chính, và mặt trên sẽ là mặt chính
Theo ví dụ trên, màu xanh dương sẽ làm mặt chính. Ta áp dụng công thức di chuyển khối góc:
để đưa các khối góc còn lại về đúng vị trí:
P – D – P + D + T + D – P – D + P + T –
Làm cho tới khi nào 3 khối góc còn lại về đúng vị trí. Với công thức này, các khối góc của ta sẽ di chuyển theo nguyên tắc sau:
- Nếu sau khi hoàn thành khối cạnh, bạn không tìm thấy khối góc nào đúng vị trí, thì dựa vào cách di chuyển trên, bạn chọn 1 khối góc thích hợp để làm khối góc chính, rồi áp dụng công thức trên để đưa khối góc cần thiết về đúng vị trí, rồi dùng khối góc mà bạn vừa đưa về đúng vị trí đó, để làm khối góc chính. Rồi tiếp tục đưa 3 cái còn lại về đúng chỗ của nó.
Sau khi tất cả đã về đúng chỗ, ta thực hiện bước cuối cùng:
Hoàn tất:
Phần này mình viết hơi khó hiểu, ráng đọc kỹ.
Sau khi hoàn tất giai đoạn ở trên, nếu gặp may mắn, nó sẽ Full sẵn, nếu ít may mắn hơn, nó sẽ có 1 đến 2 khối góc đúng màu đúng vị trí. Hoặc không có chút may mắn nào, thì bạn chỉ có 4 khối góc đúng vị trí chứ không đúng màu:
Như vậy, cái nào đã đúng màu, đúng vị trí rồi thì thôi, đừng nghĩ tới nó, đừng chạm tới nó.
Nếu có, ta ưu tiên những khối góc đúng màu, đúng vị trí, đặt về phía bên tay trái. Những khối góc đúng vị trí nhưng chưa đúng màu, bạn ưu tiên về phía tay phải. Nếu không có khối nào vừa đúng màu đúng vị trí thì ưu tiên ra sao cũng được. Xem hình dưới đây:
Chỗ đánh dấu màu đỏ là chỉ sự ưu tiên, những khối đúng màu, đúng vị trí, về phía tay trái.
Chỗ đánh dấu màu xanh, chỉ sự ưu tiên, những đúng vị trí, khác màu, về phía tay phải.
Và mặt phía trên sẽ là mặt chính. Cụ thể ở ví dụ như hình trên, thì mặt xanh dương sẽ làm mặt chính.
Ta dùng 2 công thức sau để di chuyển các màu trong 1 khối góc:
P – D 2 P + D + P – D + P +
T + D 2 T – D – T + D - T –
Phải làm cho xong 2 công thức trên rồi mới tiến hành kiểm tra, nếu Full, không còn gì để nói, nếu chưa, ta tiếp tục tìm, cái nào chưa đúng màu, lại ưu tiên về phía tay phải, đã đúng màu thì về phía tay trái. Và thực hiện tiếp 2 công thức trên. Cho tới khi hoàn tất.
Kinh nghiệm cho thấy, 2 công thức này sẽ di chuyển màu của khối góc như sau:
Dựa vào kinh nghiệm trên, bạn sẽ biết trước, trong mấy lần quay nữa, bạn sẽ hoàn thành, hoặc nhắm mắt biểu diễn lừa thiên hạ ở cảnh cuối này cũng tốt.
Thế là xong các bước giải Rubik roài đó, chúc mọi người thành công!!!